Thị trường Bất động sản Tây Nam Bộ “Điểm đến” mới của các nhà đầu tư.

Với điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi cùng tốc độ phát triển kinh tế nhanh, bất động sản Tây Nam Bộ mang đến nhiều cơ hội cho nhà đầu tư muốn tìm kiếm nơi đầu tư an toàn và gia tăng lợi nhuận từ lĩnh vực này. Đây cũng là điểm đến mới trong giai đoạn thị trường đang trầm lắng.

Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng lãnh thổ cực nam của Tổ Quốc.

Tây Nam Bộ hay còn gọi Vùng đồng bằng Sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, trong đó TP. Cần Thơ là Thành phố trực thuộc Trung ương và 12 tỉnh gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.

Tây Nam Bộ có tổng diện tích 40.577,6 km² và có tổng dân số là 17.744.947 người được tính 2022. Tây Nam Bộ được biết là vùng lãnh thổ cực Nam Tổ Quốc với vị trí lưu vực tam giác châu sông Mê Kông và chịu ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới (mưa nhiều, nắng nóng) nên vùng đất Tây Nam Bộ rất thích hợp phát triển nông nghiệp và thủy sản. Đây cũng chính là vựa lúa, trái cây, thủy sản lớn nhất nước.

Thị trường Bất động sản Tây Nam Bộ “Điểm đến” mới của các nhà đầu tư.

Với tiềm năng về nông nghiệp, xuất khẩu thủy hải sản và trái cây, Tây Nam Bộ thu hút mạnh dòng vốn FDI đổ về. Theo báo cáo, thời gian qua khu vực Tây Nam Bộ liên tục thu hút dòng vốn từ nhiều ông lớn trong và ngoài nước đầu tư vào, dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2021 – 2025 tăng 23, 3%.

Các chuyên gia đầu ngành dự báo, giai đoạn từ 2023 -2030, thị trường này vẫn sẽ tiếp tục hút sóng đầu tư với dư địa phát triển bất động sản dồi dào nhờ lợi thế về giá và quỹ đất đa dạng.

Tiềm năng và cơ hội đầu tư từ hạ tầng giao thông

Bên cạnh sở hữu nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, Tây Nam Bộ còn chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Mạng lưới giao thông tại khu vực Tây Nam Bộ được quy hoạch theo “ô bàn cờ” với các trục dọc, ngang và hệ thống đường vành đai liên kết với nhau một cách hợp lý. Các trục quốc lộ luôn được nâng cấp và mở rộng tiêu biểu như: Quốc Lộ 1A, cao tốc TP.HCM – Trung Lương, tuyến đường Nam Sông Hậu…

Cũng theo kế hoạch của Chính Phủ đến năm 2030, khu vực Tây Nam Bộ sẽ có 760km đường cao tốc, đến năm 2050 là 1.180 km đường cao tốc. Hiện tại, Khu vực Tây Nam Bộ đã hoàn thành và đưa vào khai thác các tuyến cao tốc trọng điểm như: Tp.HCM – Trung Lương, Trung Lương – Mỹ Thuận, Cao Lãnh – Lộ Tẻ và Lộ Tẻ – Rạch Sỏi.

Nhiều cầu lớn vượt sông như Cầu Rạch Miễu (nối Tiền Giang – Bến Tre), Cầu Mỹ Thuận vượt sông Tiền, Cầu Cần Thơ, Cầu Vàm Cống được xây dựng và đi vào hoạt động. Hiện tại, Cầu Rạch Miễu 2 và Cầu Mỹ Thuận 2, cầu Đình Khao qua sông Cổ Chiên và cầu Đại Ngãi đang xây dựng và sẽ được hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

Thị trường Bất động sản Tây Nam Bộ “Điểm đến” mới của các nhà đầu tư.

Khi hoàn thành, các dự án sẽ kết nối đồng bộ với nhau giúp giảm tải tình trạng kẹt xe vào các dịp lễ tết cũng như đem lại nhiều lợi ích cho lĩnh vực bất động sản khu vực.

Nhận định về xu hướng đầu tư và tiềm năng của bất động sản Tây Nam Bộ, các chuyên gia bất động sản cho biết đây là vùng đất tiềm năng về đầu tư bất động sản bởi điều kiện thiên nhiên ưu ái, hạ tầng giao thông hoàn thiện, mặt bằng giá thấp cũng như còn nhiều dư địa tăng trưởng trong tương lai.

Với tốc độ đô thị hóa và sự phát triển vượt bậc của các tỉnh miền Tây Nam Bộ, chắc chắn đây chính là “điểm đến lý tưởng” cho các nhà đầu tư bất động sản trong thời gian tới.