Cần triển khai sớm 16 dự án giao thông dành cho vùng ĐBSCL

Đó là nội dung chính trong cuộc họp Ban chỉ đạo các dự án phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu được diễn ra vào 1/4 tại TP. Cần Thơ. Trong cuộc họp có sự tham gia của lãnh đạo 13 tỉnh ĐBSCL, Bộ GTVT, NT&PTNT, Đại sứ quán Australia và 6 ngân hàng phát triển KEXIM, KfW, JICA, WB, ADB, AFD.

Động lực giúp ĐBSCL phát triển bền vững

Tại cuộc họp Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, thời gian qua Bộ Kế hoạch và Đầu Tư đã phối hợp 6 ngân hàng phát triển quốc tế đã thực hiện 10 chuyến công tác, khảo sát trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để hình thành 16 đề xuất dự án giao thông trọng điểm.

Trong đó, 2 dự án thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và 14 dự án thuộc các địa phương. Tổng mức đầu tư cho 16 dự án là khoảng 94.328 tỉ trong đó vay vốn nước ngoài 2,8 tỷ USD (66.282 tỷ đồng) và vốn đối ứng khoảng 28.046 tỷ.

Cần triển khai sớm 16 dự án giao thông dành cho vùng ĐBSCL

Các đề xuất dự án giao thông gồm:

  • Long An: Dự án 3 cầu trên đường tỉnh 827E. Gồm các cầu bắc qua sông Cần Giuộc, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây.
  • Tiền Giang: Xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa phận Tiền Giang kết nối tỉnh Long An và Bến Tre (giai đoạn 1).
  • Bến Tre: Xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh.
  • Trà Vinh: Xây dựng tuyến đường hành lang ven biển của tỉnh.
  • Vĩnh Long: Hoàn thiện đê bao sông Mang Thít (giai đoạn 2) và Kè sông Hậu đoạn qua thị xã Bình Minh.
  • Cần Thơ: đổi thành dự án Phát triển bền vững TP Cần Thơ thích ứng với BĐKH tham gia chương trình DPO.
  • Hậu Giang: Nân cấp mở rộng Quốc lộ 61C (tuyến nối Cần Thơ- Hậu Giang)
  • Sóc Trăng: đổi thành Xây dựng các tuyến đường bộ liên kết vùng Đông Nam của tỉnh và kết nối với tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh.
  • An Giang: Xây dựng hồ trữ nước ngọt gắn với hạ tầng thủy lợi phục vụ liên kết sản kết cho vùng tứ giác Long Xuyên.
  • Đồng Tháp: Xây dựng hạ tầng đường bộ khu vực nam sông Tiền.
  • Kiên Giang: Xây dựng dự án đường ven biển kết nối vởi tỉnh Cà Mau, nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 963 đoạn Quốc lộ 80 – Vị Thanh qua huyện Tân Hiệp, huyện Giồng Riềng nối với huyện Thới Lai, TP Cần Thơ.
  • Bạc Liêu: thay đổi thành Dự án Đường ven biển đoạn đi qua Bạc Liêu và đoạn nhánh nối đường Nam sông Hậu.
  • Cà Mau: Dự án đường ven biển.
  • Bộ GTVT: gồm 3 dự án nâng cấp ba quốc lộ 53, 62 và 91B.
  • Bộ NN&PTNT: 3 dự án cải tạo hệ thống kênh trục chính và thủy lợi.

Ngoài ra, một số địa phương cũng có một số đề nghị thay đổi. Trong đó, Đồng Tháp đề nghị xây cầu Sa Đéc, tỉnh Hậu Giang cũng đề xuất thêm một con đường và TP Cần Thơ đề nghị xây cầu Ô Môn. Tuy nhiên, các dự án này sẽ được tách ra làm sau vì chưa cân đối được nguồn vốn trong gói vay đề xuất 2 tỷ USD. Đồng thời, dự án mới cầu Cửa Đại (Bến Tre) có số vốn lớn nên cũng được đề nghị làm sau.

Với vai trò và tầm quan quan trọng của các dự án giao thông, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề nghị các bên liên quan nỗ lực để các dự án được triển khai sớm.

Cần triển khai sớm 16 dự án giao thông dành cho vùng ĐBSCL

Tại cuộc họp, các địa phương đã nhất trí thống nhất một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ các dự án. Đồng thời mong muốn không chốt cứng 2 tỉ USD mà có thể cao hơn và thống nhất tất cả các dự án với cơ chế tài chính là cấp phát 90%, vay lại 10%.  Các dự án cầu giữa hai địa phương là dự án liên kết vùng thì cấp phát 100% và giao cho một địa phương triển khai.

Khi tất cả các dự án phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long hoàn thiện sẽ giúp khu vực thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời tạo nên liên kết vùng chặt chẽ và là động lực phát triển bền vững cho các địa phương. Đó là lý do tại sao phải cần triển khai nhanh chóng.