Những công trình giao thông trọng điểm như cao tốc Bến Lức – Long Thành, Vành đai 3, đường tỉnh 830E…được kì vọng sẽ là bước tiến đột phá giúp kinh tế Bến Lức phát triển trong thời gian tới, tạo nên bước đà vững chắc giúp bất động sản khu vực tăng trưởng mạnh đặc biệt là phân khúc đất nền.
Cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ sớm hoàn thành và đi vào hoạt động.
Vừa qua Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GTVT và Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm việc với tư vấn nước ngoài, rút ngắn thời gian hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành trước tháng 9.2025.
Được biết, đường Cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua tỉnh Long An, TPHCM và Đồng Nai có chiều dài 57,8 km, tổng mức đầu tư 31.300 tỷ đồng.
Cao tốc Bến Lức – Long Thành là đoạn huyết mạch của Cao tốc Bắc Nam có vai trò kết nối các tỉnh phía Đông và Tây Nam Bộ với TP.HCM. Đồng thời, rút ngắn thời gian lưu thông, vận chuyển từ Long An đi đến tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Nhiều lợi ích kinh tế mang lại sau khi hình thành, Cao tốc Bến Lức – Long Thành được xem là con đường thương mại triệu USD giúp thị trường bất động sản Long An phát triển đặc biệt là phân khúc đất nền tại Bến Lức, điểm đầu của tuyến huyết mạch này.
Tuyến đường vành đai 3.
Tuyến đường Vành đai 3 Tp. Hồ Chí Minh có tổng chiều dài 76,34km, đi qua địa phận Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Đoạn đi qua địa bàn tỉnh Long An có chiều dài khoảng 6,6 km, tổng mức đầu tư gần 1.200 tỷ đồng. Đi qua 2 xã Tân Bửu và Mỹ Yên của huyện Bến Lức. Đây là huyện duy nhất của Long An có tuyến vành đai 3 đi qua. Dự kiến, đoạn qua Bến Lức _ Long An sẽ được khởi công 6/2023.
Khi tuyến đường vành đai 3 hoàn thành sẽ rút ngắn quảng đường từ Thành Phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước hay về Đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là tuyến đường tránh của xe lớn đi các tỉnh mà không cần vào nội thành Tp.HCM,
Bên cạnh đó, việc hình thành, Vành đai 3 còn giúp hỗ trợ giãn dân cư từ đô thị trung tâm TP.HCM ra bên ngoài, tạo sự kết nối với những đô thị vệ tinh có sẵn như Bến Lức, Đức Hòa, Nhơn Trạch, mở ra cơ hội phát triển cho các vùng tuyến đường đi qua.
Đường tỉnh 830E (Vành đai 4)
Đường Vành đai 4 TP.HCM có chiều dài hơn 200 km, đi qua 5 tỉnh, thành gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM và Long An. Đoạn đi qua Long An hay gọi là đường tỉnh 830E, có chiều dài 9,3 km ,nối liền 2 huyện Bến Lức và Cần Đước.
Điểm đầu dự án tại nút giao cao tốc TP. HCM – Trung Lương thuộc xã An Thạnh, huyện Bến Lức và điểm cuối tại nút giao với đường tỉnh 830 thuộc xã Long Định, huyện Cần Đước (Long An).
Giai đoạn 1 đầu tư 2 đường song hành, mỗi đường gồm 2 làn xe hỗn hợp rộng 7m và 1 làn xe thô sơ rộng 2,5m; phần đường nối ra đường tỉnh 830 có quy mô hoàn chỉnh 6 làn xe nền đường rộng 30m. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ thành đường cao tốc 8 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp; phần đường song hành 4 làn xe hỗn hợp (mỗi bên 2 làn).
Dự án có tổng mức đầu tư 3.600 tỷ đồng sẽ được khởi công trong tháng 2/2023 và hoàn thành vào năm 2025.
Khi đường tỉnh 830E hoàn thành giúp kéo giảm áp lực giao thông trên tuyến quốc lộ 1A, đồng thời kết nối tỉnh Long An với đường Hồ Chí Minh và đường vành đai 3, vành đai 4 của TPHCM
Tóm lại, tất cả những tuyến đường trọng điểm này khi hoàn thành sẽ giúp thay đổi “bộ mặt” hạ tầng giao thông của tỉnh Long An nói chung và Bến Lức nói riêng. Góp phần thúc đẩy liên kinh tế – xã hội Bến Lức phát triển. Đồng thời, tạo bước đệm cho thị trường bất động sản khu vực tăng trưởng mạnh, đặc biệt là phân khúc đất nền. Vì đây là sản phẩm có tính thanh khoản, và biên độ sinh lời tốt nhất.